Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Bìm Bìm Biếc - Dây Bìm Bìm

Tên khác Bìm Bìm Biếc: khiên ngưu, Hắc sửu, Bạch sửu.

Tên khoa học: Ipomoea hederacea Jacq.
Họ: Bìm Bìm (Convolvulaceae).
Cây bìm bìm biếc là cây dây leo, thân quấn, có lông. lá ba thùy nahwx và xanh ở mặt trên
Hình 16 - Bìm bìm biếc
Đặc điểm và phân bố của bìm bìm Biếc
Bìm bìm biếc có dây leo bằng thân quấn, thân mảnh, có lông. Lá ba thùy nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, dài 14cm, rộng 12cm, cuống dài 5 - 9cm. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt. Quả nang hình cầu nhẵn, có 3 ngăn, 2 - 4 hạt, ba cạnh lưng khum, hai bên dẹt nhẵn, nhưng ở tễ hơi có lông, màu đen hay trắng tùy theo thứ.
Mọc hoang ở nhiều nơi.

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quả.

Dùng hạt đã phới khô. Có hai loại hạt trắng và đe, hạt đen được dùng nhiều hơn. Hạt có 3 cạnh, to khoảng hạt đậu xanh, vỏ cứng, đen chắc. Thu hoạch khoảng tháng 7 - 10.
Quả chín, hái về đập lấy hạt phơi khô. Có thể sao vàng thơm.

Thành phần hóa học.

Có glycozit (phacbitin).

Tính vị, tác dụng.

Vị đắng nhạt, tính mát. Trừ thấp nhiệt, thông đại tràng (nhuận tràng), thông tiểu, sát trùng.

Công dụng, cách dùng, liều lượng bìm bìm biếc.

Chữa thủy thũng, suyễn, khó thở, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón: hạt Bìm bìm nửa sống, nữa sao, tán bột, mỗi lần dùng g, hòa với nước gừng uống.
Chữa thủy thũng, giun, suyễn, bụng đầy tức. Ngày dùng 4 - 8g.
Bài thuốc chữa phù thũng:
Bìm bìm 10g, Xa tiền tử 8g, Gừng 2g, nước 300ml. Sắc còn 150ml, chiwa 2 lần uống trong ngày. Nếu tiểu tiện nhiều thì tốt; có thể tăng liều uống cao hơn nữa tùy bệnh (có thể tới 40g).

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không nên dùng.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
  • Cà gai leo: Dược liêu duy nhất làm âm tính Virut B Click xem
  • An Cung Trúc Hoàn: Điều trị tai biến mạch máu não Click xem
  • Nano Curcumin OIC: Hỗ trợ điều trị Đau Dạ Dày, Đại Tràng, Ung Thư Click xem