Tên khoa học của Biển Súc: Polygonium aviculare L.
Tên khác: Rau đắng,
Họ: Rau răm (Polygonaceae).
Biển súc - Rau đắng |
Đặc điểm và phân bố.
Cây thảo, sống hàng năm, thân bò hay mọc đứng, lá kép hình mũi mác, mọc so le, cuống rất ngắn có đốt, dài 5 - 16mm, rộng 1,5 - 5mm, hai mặt nhẵn, mặt dưới lá có những vân rất nhỏ. Hoa mọc ở kẻ lá, cuống hoa rất ngắn chừng 2 - 3mm. Quả bế hình trứng, dài 2 - 3mm, màu trắng, có vết nhăn và rốn bao bọc bởi bao hoa còn lại. Mùa hoa tháng 6 - 8, mùa quả tháng 9 - 10.
Bộ phận dùng của Biển Súc.
Toàn cây phơi hay sấy khô, thu hái vào mùa xuân hạ. Dùng sống hay sao vàng thơm.
Thành phần hóa học.
Trong Biển súc có 2 - 3% đường, một ít tanin, lá có avicularin (arabinozit của quexetol) và kamferitrozit (ramnozit của kamferol).
TÍnh vị, tác dụng.
Vị đắng nhạt, tính bình. Lợi tiểu, thông lâm lậu, sát trùng.
Công dụng, cách dùng, liều lượng.
Chữa kiết lỵ, táo bón, đái dắt buốt do thân nhiệt hoặc sỏi thận, sỏi bàng quang, ung nhọt, sưng tấy (giã đắp ngoài và uống trong), bị phù, lở ngứa nước vàng, phụ nữ ngứa âm hộ, giun trẻ em (nấu nước uống).
Liều lượng: ngày 10 - 20g khô.
Bài thuốc chữa viêm bàng quang, sỏi thận và sỏi bàng quang, đái dắt buốt hoặc đái ra máu:
Biển súc 20g, Xa tiền tử 12g, Mộc thông 8g, Cù mạch 8g, Cam thảo 4g, Hoạt thạch 12g, Chi tử 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Biển súc 20g, Xa tiền tử 12g, Mộc thông 8g, Cù mạch 8g, Cam thảo 4g, Hoạt thạch 12g, Chi tử 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá