Tên khác: Sâu vẽ.
Tên khoa học: Breynia fruticosa (L.) Hook.f.
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đặc điểm và phân bố cây Bồ Cu Vẽ.
Cây nhỏ, thân nhẵn. Lá hình dáng và kích thước thay đổi, đầu nhọn, phía cuống tù hay hơi nhọn. Lá dài từ 3-6cm, rộng 2-4.5cm, cuống rất ngắn. Mặt trên lá già thường có vết vẽ trắng do một loại sâu bò để vệt lại. Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá gồm 5-6 hoa đực và 1-3 hoa cái, đính trên một cành nhỏ với những lá bắc khô xác.
Bồ Cu Vẽ |
Quả khô hình cầu dẹt, màu đen nhạt, đường kính 0.5cm, phía cuống bao bọc bởi 1 đài cùng phát triển.
Mọc hoang ở khắp nơi.
Bộ phận dùng.
Lá loại bánh tẻ.
Tính vị, tác dụng.
Vị hơi đắng, chát, tính mát. Thanh nhiệt, trừ phong thấp, lợi tiểu, giải độc, sát trùng, mát huyết.
Công dụng, cách dùng, liều lượng Bồ Cu Vẽ.
Chữa lỵ, bụng trướng đầy , phong thấp, thủy thủng, mụn nhọt, rắn cắn.
Ngày dùng 20-30g dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc chữa lỵ (trực trùng): Lá Bồ cu vẽ sao qua 20g, lá Ổi sao qau 20g, lá Phèn đên 20g, búp cây Găng ta (găng bọt) 20g. Các vị sắc uống trong ngày. Nếu đi lỵ có máu nhiều thì tăng lá Bồ cu vẽ, nếu mũi bọt nhiều thì tăng búp Găng, nếu khát nước và phát nóng thì tăng lá Phèn đen.
Chữa rắn độc cắn: lá Bồ cu vẽ tươi 40g rửa sạch, giã nhỏ, vắt nước uống, bã đắp vào chỗ cắn.
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá