Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

CÂY SỮA LÀ GÌ?

Tên khác: Mùa cua, Mò cua.
Tên khoa học: Alstonia scholaris R. Brown.
Họ: Trúc đào (Apocynaceae).

Đặc điểm và phân bố Cây Sữa

Cây Sữa cao chừng 15-30m. Cành mọc vòng, lá cũng mọc vòng, hình bầu dục thuôn dài, đầu tù hoặc hơi nhọn, mặt trên bóng, mặt dưới mờ, phiến cứng, gân lá lông chim, gân phụ song song và mau. Hoa Cây Sữa nhỏ màu trắng xám, mọc thành xim, tán. Quả Cây Sữa gồm hai đại dài 15-50cm, rộng 2mm, mọc thõng xuống, màu nâu. Hạt dẹt mang hai chùm lông màu hung ở hai đầu.
Hoa nở từ tháng 8-12, có mùi thơm hắc khó chịu. Toàn cây có nhựa mủ.
Mọc hoang và được trồng khắp nơi.

Bộ phận dùng Cây Sữa

Vỏ cây phơi khô. Thu hái tốt nhất vào mùa xuân, hạ.
Các dạng chế biến:
Bột vỏ cây Sữa phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ.
Rượu vỏ cây Sữa
Cao lỏng vỏ cây

Thành phần hóa học Cây Sữa

Chứa các ancaloit: ditain, echitamin, echitamidin...

Tính vị, tác dụng.

Vị đắng, tính mát. Kích thích tiêu hóa, điều kinh, hạ sốt.

Công dụng, cách dùng, liều lượng Cây Sữa

Thường dùng làm thuốc bổ, chữa sốt, điều kinh, chữa ỉa chảy.
Ngày dùng 1-3g vỏ, phơi khô sắc uống.
Bột: Vỏ Sữa phơi khô hoặc sấy khô, tán nhỏ, ngày uống 0.2g-0.3g. Rượu vỏ cây Sữa: Vỏ Sữa tán nhỏ 75g, rượu trắng (35-40độ) 500ml. Ngâm 7 ngày thỉnh thoảng lắc đều. Sau đó lọc và thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 4-8g, uống trước bữa ăn chính 15 phút.
Cây Sữa
Cây Sữa
Cây Sữa
Cây Sữa
Read More

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Câu Kỷ Tử là gì?

Tên khác: Kỷ tử, Củ Khởi, Khởi tử, Địa Cốt tử.
Tên khoa học: Lycium ruthenicum Mur.
Họ: Cà (Solanaceae).

Đặc điểm và phân bố Câu Kỷ Tử

Câu Kỷ Tử cây cao 0.50m đến 1.5m; cành nhỏ, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le, một số mọc vòng tại một điểm. Cuống lá ngắn 2-6mm. phiến lá hình mác, đầu lá và phía cuống của lá đều hẹp, hơi nhọn, dài 2-6cm, rộng 0.6-2.5cm, mép lá nguyên. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa tụ lại. Cánh hoa màu tím đỏ. Quả mộng, hình trứng dài 0.5-2cm, đường kính từ 4-6mm. Khi chín có mà đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều, hình thận dẹt, dài 2-2.5mm.
Câu Kỷ Tử được trồng nhiều nơi.

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản Câu Kỷ Tử

Quả chín phơi khô (Câu kỷ tử) và vỏ rễ cây phơi khô (Địa cốt bì)
Thu hái và chế biến: Mùa thu hái tháng 8-10, khi quả chín đỏ, hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, tãi mỏng, phơi râm mát cho đến khi da bắt đầu nhăn mới phơi chỗ nắng, hoặc sấy ở nhiệt độ 30-45 độ C đến thật khô.
Câu kỷ tử thường dùng sống, cũng có khi tẩm rượu sấy qua, hoặc tẩm mật rồi sắc lấy nước đặc, sấy nhẹ cho khô, đem tán bột mịn.
Rễ thu hoạch vào mùa xuân và thu; đào lấy rễ, rửa sạch, bóc vỏ đem phơi hay sấy đến khô (Địa cốt bì).
Bảo quản: Kỷ tử: đựng trong lọ kín để nơi khô mát. Nếu bị thâm đen, đem xông sinh hoặc phun rượu, xóc lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp.
Địa cốt bì: để nôi khô ráo.

Thành phần hóa học Câu Kỷ Tử

Câu Kỷ Tử có lixin, cholin, betain, chất béo, protein, axit axianhydric.
Câu Kỷ Tử cây cao 0.50m đến 1.5m; cành nhỏ, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le, một số mọc vòng tại một điểm. Cuống lá ngắn 2-6mm. phiến lá hình mác, đầu lá và phía cuống của lá đều hẹp, hơi nhọn, dài 2-6cm, rộng 0.6-2.5cm, mép lá nguyên.Địa cốt bì có ancaloit, saponin.

Tính vị, tác dụng Câu Kỷ Tử

Câu kỷ tử: vị ngọt, tính bình. Bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương.
Địa cốt bì: vị đắng, tính mát. Hạ nhiệt, mát huyết, mát phổi.

Công dụng, cách dùng, liều lượng Câu Kỷ Tử

Câu kỷ tử được coi là một vị thuốc bổ chính, dùng trong các bệnh đái đường (phối hợp với các vị thuốc khác), ho lao, viêm phổi, mệt nhọc, gây yếu, bổ tinh khí, giữ cho người trẻ lâu. Liều dùng: 6-15g, dạng thuốc sắc, hoặc rượu thuốc.
Địa cốt bì dùng chữa sốt, ho lâu ngày. Liều dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.
Rượu kỷ tử: Câu kỷ tử 600gam, rượu (35-40độ) 2 lít. Giã nhỏ Câu kỷ tử, cho rượu vào ngâm trong 2 tuần lể trở lên, lọc lấy rượu để uống. Ngày uống 1-2 cốc con làm thuốc bổ.
Chữa thổ huyết: sắc 12g. Địa cốt bì với 200ml nước uống trong ngày.
Câu Kỷ Tử và quả Câu Kỷ Tử

Câu Kỷ Tử và Quả Câu Kỷ Tử

Câu Kỷ Tử và Hoa Câu Kỷ Tử

Câu Kỷ Tử và Hoa Câu Kỷ Tử

Read More

Câu Đằng Là Gì?

Tên khác: Dây Móc câu, dây Gai mấu.
Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq.) Jackson.
Họ: Cà phê (Rubiaceae)

Đặc điểm và phân bố Câu Đằng

Câu Đằng dây leo, mọc lan rộng, thường mọc nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng, đầu nhọn, mặt dưới như có phấn. Ở kẽ lá, có gai mọc cong xuống, trông như lưỡi câu, do đó có tên Câu đằng. Mùa hạ nở hoa, nhỏ, màu vàng trắng, tụ họp thành khối hình cầu.
Câu Đằng mọc hoang ở miền núi như Hoàng Liên Sơn, Cao Lạng.

Bộ phận dùng Câu Đằng

Đoạn cành Câu Đằng có gai móc câu, khô, màu nâu hồng hay nâu sẫm, không lẫn đoạn không có gai.
Thu hái Câu Đằng tháng 7-9, cắt cả dây về, chọn các mấu có móc câu chặt thành từng đoạn dài khoảng 2cm, phía trên chặt sát móc câu, phơi nắng hoặc sấy đến thật khô, thường dùng sống, không cần sao chế. Nếu dùng vào thuốc thang thì nên để riêng, sau khi thuốc sắc gần được, mới cho Câu đằng vào. Có thể tán bột dùng làm hoàn tán.

Tính vị, tác dụng Câu Đằng

Câu Đằng vị đắng chát, tính mát. Thanh nhiệt, trấn kinh, bình can, tán phong, hạ huyết áp.

Công dụng, cách dùng, liều lượng Câu Đằng

Câu Đằng dùng làm thuốc trấn kinh, êm dịu, chữa đau đầu chóng mặt hoa mắt, trẻ em kinh giật, nổi ban lên sởi, đang nghiên cứu chữa cao huyết áp.
Ngày dùng 12-16g, dạng thuốc sắc
Bài thuốc chữa cao huyết áp:
Câu đằng 10g, Xuyên khung 5g, Cam thảo 2g, Quế chi 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Hình ảnh Câu Đằng
Cây Câu Đằng
Hình ảnh Câu Đằng
Cây Câu Đằng
Read More

Cây Cau Là Gì?

Tên khác: Tân lang, Binh lang.
Tên khoa học: Areca catechu L.
Họ: Cau (Arecaceae).

Đặc điểm và phân bố Cau

Cây Cau cao chừng 15-20m, thân thẳng, đường kính 10-15cm. Toàn thân Cau không có lá, chỉ có vết lá đã rụng. Ở ngọn Cau có một chùm lá to rộng, sẻ lông chim, lá có bẹ to. Hoa đực ở ngọn cành hoa, hoa cái ở gốc. Hoa đực nhỏ màu trắng, thơm, hoa cái to hơn. Quả hạch, hình trứng.
Cây Cau mọc hoang ở rừng núi và được trồng ở khắp nơi.

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản cây Cau

Dùng hạt Cau (Binh lang, Tân lang), và vỏ quả (Đại phúc bì).
Hạt Cau có hai loại: Hạt Cau rừng (Pinanga Caviensis olecc.): hạt nhỏ, nhọn và chắc. Hạt Cau nhà: hình nón cụt, phần dưới phẳng, ở giữa chỗ lõm vào. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu xám, có nhiều đường vân, đôi khi còn sót lại vết tích của vỏ quả. Hạt khô, cứng, chắc, nặng.
Vỏ quả là vỏ ngoài và vỏ giữa phơi khô của quả Cau. Vỏ ngoài màu xanh vàng, có nhiều xơ xốp mềm, dai.
Chế biến: Hạt: hái quả thật già, bóc lấy riêng hạt và vỏ, phơi hoặc sấy đến thật khô. Khi dùng đem hạt khô ngâm nước 2-3 ngày cho mềm. Mỗi ngày thay nước một lần (không nên ngâm vào dụng cụ bằng sắt, vì trong hạt có tamin). Vớt ra để ráo nước, thái mỏng, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 40-50 độ C tới độ ẩm dưới 10% (không được sao).
Vỏ: rửa sạch, ủ mềm một đêm, xé tơi, phơi hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 13%, tẩm rượu sao (tùy theo đơn), có thể nấu thành cao đặc.
Bảo quản Cau: Để nơi khô ráo, thình thoảng xông hơi lưu huỳnh, đề phòng mốc mọt.
Hình ảnh cây Cau
Cây Cau.

Thành phần hóa học của Cau.

Hoạt chất chính trong hạt Cau là các ancaloit arecolin, arecaidin, guvaxin, guvacolin. Chủ yếu là arecolin, đó là một chất dầu không màu, không mùi, thường dùng dạng muối bromhydrat. Ngoài ra còn có tanin, kipit, gluxit và muối khoáng.

Tính vị, tác dụng của Cau

Vỏ quả Cau: vị ngọt, hơi the, tính ấm. Thông khí, rút nước, thông đại tiểu tràng (ruột).
Hạt cau: vị chát, the, tính ấm. Thông khí, rút nước, sát trùng, trừ giun sán.

Công dụng, cách dùng, liều lượng của Cau

Hạt Cau trị giun sán, thực tích, ngực bụng chướng đau, tả lỵ, sốt rét, thủy thũng. Vỏ quả Cau: chữa thủy thũng, thông tiểu tiện, tiết tả, chữa ngực bụng đầy tức. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.

Hình ảnh cây Cau
Cây Cau.
Người ta còn phối hợp hạt Cau với Thường sơn chữa sốt rét, hoặc hạt Cau với hạt Bí ngô chữa sán dây.
Dùng chữa sán dây: Buổi sáng lúc đói ăn 40-10g hạt Bí ngô (đã bỏ vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt Cau: trẻ em trên 10 tuổi 30g, phụ nữ 50-60g, người lớn 80g, cho liều hạt Cau trên đây, sắc với 300ml nước, còn 150ml, ướng hết 1 lần. Nửa giờ sau uống một liều thuốc tẩy (Magie sunfat 30g). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài thì đi vào một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào.
Read More

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Cây Cát Sâm là gì?

Tên khác: Nam sâm, Nhẫm sâm.
Tên khoa học: Millettia speciosa Champ.
Họ: Cánh bướm (Fabaceae).

Đặc điểm và phân bố Cát Sâm

Cát Sâm cây nhỡ, có rễ củ, mẫm. Lá kép lông chim lẻ, gồm 7-9 lá chét, có lá kèm, lá non phủ nhiều lông màu xám. Hoa tự chùm, hoa màu lam nhạt. Đài hình chuông, tràng hình bướm, 10 nhị lưỡng thể. Quả loại đậu, hẹp. Hạt hình lập phương.
Cát sâm mọc hoang vùng đồi núi, cũng có trồng ở một số nơi.
Cát sâm

Cát sâm
Cát Sâm

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản Cát Sâm

Dùng rễ củ. Vào mùa đông xuân, đào cát sâm lấy rễ củ những cây đã được một năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Dùng sống, hoặc tẩm nước gừng hay mật, rồi sao qua.

Tính vị, tác dụng Cát Sâm

Cát Sâm vị ngọt the, tính mát, loại đã tẩm sao tính bình. Giải khát sinh tân (dùng sống), bổ tỳ nhuận phế (tẩm mật sao).

Công dụng, cách dùng, liều lượng Cát Sâm

Cát Sâm dùng cho người cơ thể suy yếu, khí huyết suy nhược, nhức đầu, khát nước, tiểu tiện không thông. Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc dùng cho người yếu, kém ăn, tỳ vị hư nhược:

Cát sâm (tẩm gừng sao) 24g, Hoài sơn 8g, Liên nhục 12g, Ý dĩ 8g, Mạch nha 8g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc dùng cho người cơ thể suy nhược, phổi ráo khát nước, nóng về chiều:

Cát sâm (tẩm mật sao) 24g, Mạch môn 8g, Thiên môn 8g, Lá dâu 16g, Lá tre 12g, Rau má 16g, nước 800ml. Sắc còn 200ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Read More

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Cánh Kiến Trắng

Tên khác: An tức hương, cây Bồ đề.
Tên khoa học: Styrax tonkinensis Piere
Họ: Bồ đề (Styracaceae).

Đặc điểm và phân bố Cánh Kiến Trắng.

Cánh Kiến Trắng cao chừng 15m. Búp lá non phủ lông mịn màu vàng nhạt. Lá mọc so le có cuống, dài 6-15 cm, rộng 2-2.5cm, phiến lá nguyên hình trứng, tròn ở phía dưới, nhọn dìa ở đầu, mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng do có nhiều lông mịn. Hoa nhỏ trắng, thơm mọc thành chùy. Quả hình cầu, đường kính 1-2cm, mặt ngoài có lông hình sao, phía dưới mang đài còn sót lại.
Cánh kiến trắng mọc hoang ở nhiều tỉnh miền núi Việt Nam.
Cánh kiến trắng
Cánh kiến Trắng

Cánh kiến trắng
Cánh kiến Trắng

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản Cánh Kiến Trắng

Nhựa cây.
Nhựa cây cánh kiến trắng gồm những khối to nhỏ không đều, màu vàng nhạt hoặc nâu đỏ, có mùi thơm vani.
Thu hái cánh kiến trắng vào mùa hè và thu.
Chọn loại 5-10 tuổi, rạch vào thân, cành, lấy nhựa, loại tạp chất, phơi hoặc sây khô.
Bảo quản: Để nơi khô mát

Thành phần hóa học Cánh Kiến Trắng

Cánh kiến trắng có axit benzoic, axit xinamic, vanillin, các este.

Tính vị, tác dụng Cánh Kiến Trắng

Cánh kiến trắng vị đắng, cay, tính bình. Tác dụng trừ ác khí (khí độc), hành khí huyết (thông khí huyết), an thần, đau bụng.

Công dụng, cách dùng, liều lượng Cánh Kiến Trắng

Cánh kiến trắng chữa trúng hàn, người lạnh toát, hoặc đau vùng ngực trái và bụng, phụ nữ sau khi đẻ đầu mặt xây xẩm (Choáng), chữa ho, long đờm.
Liều lượng: Ngày 0.5-2g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc điều chế thành xirô.
Dùng ngoài: An tức hương 20g, cồn 80­0 100g. Ngâm 10 ngày thỉnh thoảng lắc cho tan. Lọc đóng chai. Khi dùng pha nửa thìa cà phê cồn này vào bát nước sôi để xông chữa ho, khản cổ. Hoặc pha vào 5-10ml nước đun sôi để nguội, bôi lên vú nứt nẻ.

Kiêng kỵ.

Người âm hư hỏa vượng, hấp sốt, huyết áp cao, không nên dùng cánh kiến trắng.
Read More

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Canh Ki Na

Tên khoa hc:
Ta thường dùng các loài sau đây:
Cinchona officinalis L.
Cinchona calisaya Wedd.
Cinchona succirubra Pav.
Cinchona ledgeriana Moens.
H: Cà phê (Rubiaceae).
Đc đim và phân b.
Cây gcao 10-25m, hoc nhhơn. Lámc đi, nguyên có cung, gân lá hình lông chim, phiến lá hình trng hoc hình mác, màu xanh lc hay đnht. Hoa tđu cành, mc thành chùm hay ngù xim màu trng, hoc hơi hng, lưỡng tính, bu h, đếhình túi, trong túi là bu. Ming túi là đài lin, có 5 ngăn, nhiu non, đính non trung tr, vòi thng. Qunang ct vách.
Được di thc vùng đt đ Trung B và Bc B (Hà Sơn Bình).
Bphn dùng, chế biến.
Dùng vthân, vcành và vr.
Thành phn hóa hc.
Có các ancaloit chính là quinine, quinidine, cinchonin, cinchonidin, ngoài ra có tannin, tinh du, cht màu.
Tính v.
V đng, hơi chát, tính mát.
Công dng, cách dùng, liu lượng.
Dùng làm thuc b, kích thích tiêu hóa, cha st rét, dưới dng bt, cao, cn, xiro, rượu b. Liu dùng hàng ngày:
Dng bt: 4-12g, cn 2-15g, xiro: 20-100g.
Canh ki na - Cây thuốc chữa bệnh
Canh Ki Na
Read More