Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Câu Kỷ Tử là gì?

Tên khác: Kỷ tử, Củ Khởi, Khởi tử, Địa Cốt tử.
Tên khoa học: Lycium ruthenicum Mur.
Họ: Cà (Solanaceae).

Đặc điểm và phân bố Câu Kỷ Tử

Câu Kỷ Tử cây cao 0.50m đến 1.5m; cành nhỏ, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le, một số mọc vòng tại một điểm. Cuống lá ngắn 2-6mm. phiến lá hình mác, đầu lá và phía cuống của lá đều hẹp, hơi nhọn, dài 2-6cm, rộng 0.6-2.5cm, mép lá nguyên. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa tụ lại. Cánh hoa màu tím đỏ. Quả mộng, hình trứng dài 0.5-2cm, đường kính từ 4-6mm. Khi chín có mà đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều, hình thận dẹt, dài 2-2.5mm.
Câu Kỷ Tử được trồng nhiều nơi.

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản Câu Kỷ Tử

Quả chín phơi khô (Câu kỷ tử) và vỏ rễ cây phơi khô (Địa cốt bì)
Thu hái và chế biến: Mùa thu hái tháng 8-10, khi quả chín đỏ, hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, tãi mỏng, phơi râm mát cho đến khi da bắt đầu nhăn mới phơi chỗ nắng, hoặc sấy ở nhiệt độ 30-45 độ C đến thật khô.
Câu kỷ tử thường dùng sống, cũng có khi tẩm rượu sấy qua, hoặc tẩm mật rồi sắc lấy nước đặc, sấy nhẹ cho khô, đem tán bột mịn.
Rễ thu hoạch vào mùa xuân và thu; đào lấy rễ, rửa sạch, bóc vỏ đem phơi hay sấy đến khô (Địa cốt bì).
Bảo quản: Kỷ tử: đựng trong lọ kín để nơi khô mát. Nếu bị thâm đen, đem xông sinh hoặc phun rượu, xóc lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp.
Địa cốt bì: để nôi khô ráo.

Thành phần hóa học Câu Kỷ Tử

Câu Kỷ Tử có lixin, cholin, betain, chất béo, protein, axit axianhydric.
Câu Kỷ Tử cây cao 0.50m đến 1.5m; cành nhỏ, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le, một số mọc vòng tại một điểm. Cuống lá ngắn 2-6mm. phiến lá hình mác, đầu lá và phía cuống của lá đều hẹp, hơi nhọn, dài 2-6cm, rộng 0.6-2.5cm, mép lá nguyên.Địa cốt bì có ancaloit, saponin.

Tính vị, tác dụng Câu Kỷ Tử

Câu kỷ tử: vị ngọt, tính bình. Bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương.
Địa cốt bì: vị đắng, tính mát. Hạ nhiệt, mát huyết, mát phổi.

Công dụng, cách dùng, liều lượng Câu Kỷ Tử

Câu kỷ tử được coi là một vị thuốc bổ chính, dùng trong các bệnh đái đường (phối hợp với các vị thuốc khác), ho lao, viêm phổi, mệt nhọc, gây yếu, bổ tinh khí, giữ cho người trẻ lâu. Liều dùng: 6-15g, dạng thuốc sắc, hoặc rượu thuốc.
Địa cốt bì dùng chữa sốt, ho lâu ngày. Liều dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.
Rượu kỷ tử: Câu kỷ tử 600gam, rượu (35-40độ) 2 lít. Giã nhỏ Câu kỷ tử, cho rượu vào ngâm trong 2 tuần lể trở lên, lọc lấy rượu để uống. Ngày uống 1-2 cốc con làm thuốc bổ.
Chữa thổ huyết: sắc 12g. Địa cốt bì với 200ml nước uống trong ngày.
Câu Kỷ Tử và quả Câu Kỷ Tử

Câu Kỷ Tử và Quả Câu Kỷ Tử

Câu Kỷ Tử và Hoa Câu Kỷ Tử

Câu Kỷ Tử và Hoa Câu Kỷ Tử

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
  • Cà gai leo: Dược liêu duy nhất làm âm tính Virut B Click xem
  • An Cung Trúc Hoàn: Điều trị tai biến mạch máu não Click xem
  • Nano Curcumin OIC: Hỗ trợ điều trị Đau Dạ Dày, Đại Tràng, Ung Thư Click xem