Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Cà Gai Leo

Tên khác: Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh.
Tên khoa học:Solanum hainanense Hance = Solanum procumbens Lour.
Họ: Cà (solanaceae)
Đặc điểm và phân bố cà gai leo.
Cây leo, có gai, thân dài 0.6-2m, nhiều gai, cành xèo rộng. Lá hình trứng hay thuôn, mép nguyên hay hơi lượn, phiến dài 3-4cm, rộng 1.2-2cm, có gai cả 2 mặt, lá mọc so le, gân lá nổi cả hai mặt. Hoa tím nhạt, 4 cánh, nhị vàng, họp thành xim ở ngoài kẽ lá, 2-5 hoa. Quả hình cầu, đường kính 5-7mm, chin vàng, bóng, nhẵn, cuống dai. Hại vàng, hình thận, có mạng, dài 4mm, rộng 2mm.
Mọc hoang ở nhiều nơi.
Bộ phận dùng.
Dùng rễ (Thích gia căn) và dây (Thích gia đằng). Đào rễ về, rửa sạch, thài mỏng, phơi hay sấy khô. Dùng dây thì cắt ngắn từng đoạn 2cm. Phơi khô hoặc sao vàng dùng.
Thành phần hóa học cà gai leo.
Toàn cây có chứa ancaloit. Có nhiều ở rễ. Rễ còn chứa tinh bột, saponin, flavonoit.
Tính vị, tác dụng.
Vị hơi the, đắng, tính ấm, hơi có độc. Tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu.
Công dụng, cách dùng, liều lượng cà gai leo.
Trị cảm cúm, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, sâu răng, sưng đau, hoặc chân răng chảy máu. Có nơi dùng chữa rắn cắn và dị ứng.
Ngày dùng 16-20g, dạng thuốc sắc uống.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
  • Cà gai leo: Dược liêu duy nhất làm âm tính Virut B Click xem
  • An Cung Trúc Hoàn: Điều trị tai biến mạch máu não Click xem
  • Nano Curcumin OIC: Hỗ trợ điều trị Đau Dạ Dày, Đại Tràng, Ung Thư Click xem